Luật bàn thắng sân khách là một bộ phận quan trọng trong bóng đá. Luật này là gì, cách tính nó như thế nào? Rất nhiều người còn chưa nắm rõ về nó khi xem bóng đá, vậy hãy cùng Stemedcaucus2 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Contents
1. Luật bàn thắng sân khách là gì?
Luật bàn thắng sân khách, tiếng Anh gọi là Away goals rule là phương pháp Giải quyết thế cân bằng trong bóng đá khi hai đội chơi theo thể thức 2 lượt gồm lượt đi và lượt về ( sân nhà và sân khách). Luật ghi là, khi tổng số hòa mà đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn trên sân khách thì sẽ chiến thắng.
Các quy tắc về bàn thắng sân khách được UEFA giới thiệu lần đầu tiên tại Cúp C1 mùa 1965/ 1966. Nó được áp dụng cả trong thời gian chính thức của trận lượt về lẫn trong hiệp phụ.

Luật này được áp dụng ở các giải đấu như AFC Champions League,AFC Cup, CONCACAF Champions League, Europa League, Vòng loại FIFA World Cup, CONCACAF Champions League, UEFA Champions League, CAF Confederation Cup, CAF Champions League, Copa Sudamericana, Copa Libertadores,…
2. Cách tính luật bàn thắng sân khách
Tại các giải bóng đá, các vòng bán kết, chung kết sẽ đều thi đấu theo luật bàn thắng sân khách và kết quả cuối cùng sẽ được các định sau trận lượt về. Có nghĩa là xét tổng điểm của cả trận lượt đi và lượt về nếu đội nào ghi được nhiều bàn thắng hơn thì sẽ được đi tiếp.

Vậy nếu 2 đội có tổng bàn ghi được đều bằng nhau thì sẽ tính như thế nào?
Ví dụ, Việt Nam và Lào, trong trận lượt đi tại sân Việt Nam tỉ số là 0-0, sau đó tại trận lượt về trên sân Lào là 2-2. Như vậy tổng bàn thắng lúc này cả 2 lượt đấu là 2-2, nhưng do Việt Nam ghi được 1 bàn trên sân khách nên Việt Nam là đội dành được chiến thắng
Nếu 2 đội có cùng “số bàn thắng sân khách” (ví dụ ở 2 lượt trận kết quả đều là 0-0, hoặc lượt đi 1-2, lượt về 2-1), thì sẽ đá tiếp 2 hiệp phụ sau phút 90 tại trận lượt về, tổng 2 hiệp phụ là 30 phút để xác định đội thắng thua. Đội nào ghi được nhiều bàn hơn sẽ thắng.
Sau 2 trận hiệp phụ mà kết quả vẫn là hòa ( ví dụ 1-1, 0-0 hoặc 3-3), lúc này số bàn thắng trên sân khách sẽ được nhân đôi. Ví dụ trường hợp hết 2 hiệp phụ kết quả là 2-2 hoặc 3-3 thì đội đi tiếp ở đây là đội khách.
Nếu sau 2 hiệp phụ mà vẫn chưa xác định được đội thua đội thắng, thì 2 đội sẽ bước vào đá penalty (đá luân lưu).
3. Một số trường hợp khác có thể áp dụng luật bàn thắng sân khách
- Những trận đấu chung sân vận động: Trong trường hợp này, vai trò làm đội chủ nhà sẽ được giao lần lượt mỗi đội bóng, như vậy luật bàn thắng sân khách vẫn được áp dụng như thường lệ. Ví dụ như: trận đấu giữa AC Milan và Inter Milan tại mùa UEFA Champions League 2002-03.
- Luật bàn thắng sân khách còn được dùng trong trận đấu xử thua: khi đội chủ nhà đưa vào sân một cầu thủ không hợp lệ và giành chiến thắng. Như vậy đội bóng đó bị xử thua và cách tính tỉ số khác sẽ được trọng tài đưa ra. Ví dụ trận Celtic thua Legia Warsaw 4 – 1 trên sân khách tại Champions League 2014 – 2015.
4. Tại sao cần có luật bàn thắng sân khách? Ý nghĩa của luật này là gì?
Mục đích ra luật là để tránh phải đá thêm trận đấu trên sân trung lập để xác định thắng thua. Bởi vì để tổ chức 1 trận bóng thì rất khó khăn, tốn nhiều chi phí như đi lại, ăn uống, ngủ nghỉ…
Thế nhưng, khi áp dụng luật bàn thắng trên sân khách khiến cho các trận đấu trở nên kịch tính hơn, mang nhiều tính tích cực hơn. Bởi các đội bóng luôn nỗ lực ghi thật nhiều bàn thắng trên sân khách để chiếm ưu thế hơn. Bên cạnh đó cũng có sự tiếc nuối cho đội thua dù cả đội chơi rất xuất sắc, tuyệt vời nhưng luật bàn thắng sân khách đã cướp đi cơ hội chơi tiếp của họ.

Liên đoàn bóng đá Châu Âu (UEFA) đang tổ chức các buổi thảo luận nhằm thay đổi luật bàn thắng sân khách tại cúp Châu Âu bắt đầu từ mùa giải tới.
Luật mới đây, trong 90 phút ở trận lượt về thì bàn thắng sân khách mới được tính. Còn tại hiệp phụ thì các bàn thắng không còn chiếm ưu thế nữa.
Nhiều CLB hàng đầu Châu Âu đã ủng hộ đề xuất này và sẽ được thảo luận sâu hơn tại UEFA.Những người góp mặt có Giám đốc điều hành Ferran Soriano của Man City, Phó chủ tịch Ed Woodward của Man United. Nếu Luật này được thông qua, nó sẽ xuất hiện tại các giải đấu Châu Âu gồm Europa League và Champions League kể từ mùa sau.
Như vậy qua bài viết trên, hy vọng mọi người sẽ hiểu biết sâu sắc hơn về luật bàn thắng sân khách, giúp ích cho bạn khi xem bóng đá và hiểu rõ hơn về bộ môn thể thao “vua” này.