Ô nhiễm môi trường đất đang là một vấn nạn đáng báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn cả trên toàn thế giới. Để nhận thức được thực trạng của vấn đề này đang nghiêm trọng như thế nào nên trong bài viết về tin xã hội hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về vấn đề ô nhiễm môi trường đất và những hậu quả khôn lường của nó.
Contents
I. Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Đất là nguồn tài nguyên quý giá, là nơi sinh sống của con người và vạn vật. Vấn đề ô nhiễm đất sẽ ảnh hưởng tới tương lai của động thực vật và ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước, gây hại cho chúng ta rất nhiều.
Ô nhiễm đất là một phần của suy thoái đất do sự hiện diện của hóa chất xenobamel (do con người tạo ra) hoặc sự thay đổi khác trong môi trường đất tự nhiên. Nó thường được gây ra bởi hoạt động trong công nghiệp, hóa chất trong nông nghiệp hoặc xử lý chất thải không đúng quy định. Các hóa chất phổ biến nhất liên quan là hydrocarbon dầu mỏ, hydrocarbon thơm đa nhân (như naphthalene và benzo (a) pyrene ), dung môi, thuốc trừ sâu, chì và các kim loại nặng khác. (Nguồn: Wikipedia)
II. Nguyên nhân của ô nhiễm môi trường đất
Hiện nay, ô nhiễm môi trường đất đang xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên 4 nguyên nhân chính gây nên tình trạng này đó chính là:
1. Ô nhiễm do tro than
Than tự nhiên có hai thành phần chính là kẽm và chì, khi bị đốt cháy thì lượng kim loại không phân hủy được sẽ tồn tại ở dưới dạng tro than và lượng chì tồn tại trong tro than sẽ biến chúng thành tác nhân gây hại. Hơn nữa, benzo anthracene, benzo fluoranthene, polynuclear aromatic hydrocarbons,… trong tro than được biết đến là những chất dễ gây ra ung thư.
Tro than được sinh ra từ hoạt động của các ngành khai khoáng than, quặng, hay trong than tổ ong đun nấu.
2. Chất thải gây ô nhiễm môi trường đất
Sản phẩm phụ thu được sau khi xử lý chất thải còn được gọi là bùn thải hay chất rắn sinh học. Loại chất thải rắn này chứa vô số những chất gây ô nhiễm như thuốc trừ sâu, kim loại nặng,…
Các chất thải ở đây cũng có thể là chất thải từ không khí, chất thải từ kim loại, phóng xạ, từ dầu và các chất thải hóa học khác.

3. Thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ
Vấn nạn đáng nói về nguyên nhân của ô nhiễm môi trường đất đó chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ sử dụng trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Hàm lượng độc tố trong thuốc diệt cỏ là rất cao, chúng có thể ngấm vào đất và gây hại khôn lường cho con người và sinh vật.

4. Ô nhiễm đất do tự nhiên
Việc đất bị nhiễm mặn hay nhiễm phèn là những yếu tố đến từ tự nhiên gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Nó làm cho môi trường sinh sống của nhiều loại động thực vật bị thay đổi và nguy hại đến chúng.
III. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất
Cũng giống như ô nhiễm môi trường nước hay ô nhiễm môi trường nói chung thì ô nhiễm môi trường đất có hậu quả rất nghiêm trọng đối với cả con người cũng như hệ sinh thái.
1. Đối với con người
Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Các chất ô nhiễm trong đất sẽ dễ dàng bị ngấm vào các mạch nước ngầm và còn có thể là bốc hơi lên khiến con người hít vào. Tùy thuộc vào các chất gây ô nhiễm mà chúng có thể gây ra những căn bệnh sau cho con người như:
- Nguy cơ mắc các bệnh ung thư
- Rối loạn thần kinh bẩm sinh, các bệnh mãn tính
- Dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ
- Bệnh bạch cầu do Benzene
- Tổn thương thận do thủy ngân và Cyclodienes.
- Nhiễm độc gan do PCBs và Cyclodienes
- Gây tắc nghẽn thần kinh Carbomates và Organophosphates
- Một số loại chất độc khác gây buồn nôn, mệt mỏi, phát ban,… thậm chí là tử vong.

2. Đối với hệ sinh thái
Không chỉ gây ra hậu quả nghiêm trọng với con người mà ô nhiễm môi trường đất cũng có những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái.
Ô nhiễm môi trường đất sẽ làm giảm quá trình chuyển hóa của thực vật sống trong đất, làm đất trở nên cằn cỗi và nghèo chất dinh dưỡng. Cũng vì vậy mà năng suất cây trồng cũng sẽ giảm sút.
Các vi sinh vật đặc hữu cùng các động vật chân đốt sẽ bị giảm sự chuyển hóa bởi ô nhiễm môi trường đất. Chuỗi thức ăn chính có thể cũng từ đó mà bị mất đi ảnh hưởng đến các động vật ăn thịt và cả con người.

IV. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất hiện nay
Thực trạng ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm môi trường đất nói riêng đang ở mức báo động cao.
1. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất trên Thế giới
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất trên thế giới đang ngày càng trầm trọng, một số con số và sự kiện minh chứng cho điều đấy mà stemedcaucus2.org tìm hiểu được là:
- Tại Brazil, bang Minas Gerais bị vỡ đập gây ra hậu quả hơn 60 triệu m3 bùn đất chứa các chất thải độc hại từ sau quá trình khai thác quặng sắt bị tràn ra ngoài, nhấn chìm cả ngôi làng.
- Tại Nhật Bản, hàng trăm cây km vuông đất nông nghiệp, lâm nghiệp và làng mạc bị bỏ hoang do ảnh hưởng từ phóng xạ từ 3 lò phản ứng nguyên tử của nhà máy Fukushima. Đây là hậu quả ảnh hưởng từ thiên nhiên – thảm họa động đất – sóng thần hồi tháng 3/2011.
- Tại Trung Quốc, sau nhiều năm công nghiệp hóa tràn lan khiến ⅕ diện tích đất nông nghiệp bị ô nhiễm.
Đây là những sự kiện gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh để cần phải lưu tâm lại đối với vấn đề ô nhiễm môi trường đang dần nghiêm trọng này.
2. Thực trạng ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam
Vấn đề ô nhiễm môi trường đất ở Việt Nam đang có dấu hiệu ngày càng trầm trọng hơn khi khắp lãnh thổ đều gặp tình trạng này.
- Hà Nội đang bị ô nhiễm môi trường đất do hàm lượng kim loại nặng tại một số khu công nghiệp đô thị và các làng nghề như Khu công nghiệp An Khánh, Khu đồng mương nổi Tam Hiệp – Thanh Trì, Khu đô thị Nam Thăng Long, Làng nghề dệt vải Hà Đông,…
- Hóc Môn, bình quân một vụ rau được phun thuốc bảo vệ thực vật khoảng 10 – 25 lần.
- Trong 1 năm, lượng thuốc sử dụng cho 1ha có thể đạt tới 100 – 150 lít. Các khu công nghiệp Hồ Chí Minh mỗi ngày đã thải ra hơn 600 nghìn m3 nước thải.
- Tại Thái Nguyên, các đơn vị trong quá trình khai thác khoáng sản đã thải ra một khối lượng lớn đất đá thải, làm suy giảm lớn diện tích đất canh tác. Các hoạt động khai thác khoáng sản tại đây đa phần đều sử dụng công nghệ lạc hậu và theo kiểu lộ thiên nên đất tại các khu vực khai khoáng Thái Nguyên đều bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống của người dân trên địa bàn.
- Tại Lâm Đồng, qua quá trình quan trắc môi trường năm 2009, kết quả thu được là đất ở đây là đất vừa có tính acid vừa có tính kiềm, do bị ảnh hưởng nhiều bởi việc sử dụng phân bón trong nông nghiệp. Thành phần cơ giới đất trên ở Lâm Đồng hầu hết là đất sét có tỉ lệ phần trăm khá cao.

V. Giải pháp cho vấn đề ô nhiễm môi trường đất.
Hậu quả của ô nhiễm môi trường là vô cùng nghiêm trọng, chính vì thế mà cần phải có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục.
1. Trồng rừng và ngăn chặn chặt phá rừng
Rừng được xem là lá phổi xanh của trái đất, nó giúp hạn chế những biến đổi xấu từ môi trường, vì vậy việc trồng rừng cũng nhu ngăn chặn các hành vi chặt phá rừng bừa bãi là một trong những cách để bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đất nói riêng.
2. Giảm lượng rác thải xả ra môi trường, tìm cách tái chế và tận dụng rác thải
Rác thải luôn là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ô nhiễm cho tất cả các loại, nước, đất, không khí,… Vì vậy, cần phải giảm lượng xả rác thải ra môi trường. Hơn hết, việc khuyến khích và có những biện pháp tái chế rác thải cũng sẽ làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường đất đáng kể.
3. Tránh sử dụng thuốc trừ sâu cùng các chất hóa học trong canh tác nông nghiệp
Thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp nếu quá lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cả thực phẩm, con người và môi trường. Bộ Nông nghiệp khuyến khích nông dân nước ta nên sử dụng các phương pháp sinh học để kiểm soát dịch hại cũng như ưu tiên sử dụng các loại phân bón hữu cơ trong nông nghiệp. Những việc này sẽ làm giảm tính độc hại đáng kể khi chúng ngấm vào đất, hạn chế phần nào tình trạng ô nhiễm môi trường đất.
4. Sử dụng các sản phẩm hữu cơ
Việc tích cực sử dụng các sản phẩm hữu cơ sẽ làm cho người nông dân không còn sử dụng thuốc trừ sâu trong sản xuất nông nghiệp gây ảnh hưởng đến môi trường đất.
5. Tiết kiệm năng lượng
Khí ni tơ sẽ phát thải vào không khí trong quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch để tạo năng lượng điện. Lượng khí ni tơ này không biến mất mà sẽ đọng lại trên mặt đất, dẫn đến tình trạng ô nhiễm đất và nước. Để tiết kiệm năng lượng thì bạn hãy thực hiện những việc từ nhỏ nhặt nhất như: tắt điện khi không sử dụng, rút phích cám các thiết bị như ti vi, máy tính, máy in,…
6. Có chế tài xử lý nghiêm các vi phạm gây ô nhiễm môi trường
Hơn hết các cơ quan chức năng cũng cần kiểm soát chặt chẽ và có cơ chế xử phạt nặng đối với các hành vi gây ô nhiễm ra môi trường.

Như vậy, việc bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ môi trường đất nói riêng cần phải được sát sao hơn nữa. Nó không chỉ đến từ các cơ quan chức năng mà còn cần sự tự giác và ý thức của mỗi người dân.